Ban tổ chức Hội thi Chỉ huy Đội giỏi Thành phố năm 2019 gửi đến các bạn thí sinh tài liệu tham khảo "Gợi ý một số từ vựng tiếng Anh trong công tác Đội" nhằm hỗ trợ cho phần thi Giao tiếp và giới thiệu hoạt động Đội bằng tiếng Anh.

Chúc các bạn Chỉ huy Đội đạt kết quả thi thật tốt nhé!

 Gợi ý một số từ vựng tiếng Anh trong công tác Đội - Hội thi Chỉ huy đội giỏi TP - năm 2019

 Gợi ý một số từ vựng tiếng Anh trong công tác Đội - Hội thi Chỉ huy đội giỏi TP - năm 2019

 Gợi ý một số từ vựng tiếng Anh trong công tác Đội - Hội thi Chỉ huy đội giỏi TP - năm 2019

 Gợi ý một số từ vựng tiếng Anh trong công tác Đội - Hội thi Chỉ huy đội giỏi TP - năm 2019

 Gợi ý một số từ vựng tiếng Anh trong công tác Đội - Hội thi Chỉ huy đội giỏi TP - năm 2019

Dấu Đường là ký hiệu, hình vẽ qui ước một ký hiệu thông tin trên đường đi. Cùng với Morse, Sémaphore, mật thư thì dấu đường là phương tiện góp phần xây dựng, tổ chức hoạt động “Trò chơi lớn” ở các cuộc trại, nó làm tăng sự hấp dẫn, dí dỏm, vui tươi. Dấu đường giúp người tham gia trò chơi phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy nhận xét phân tích.

1. Cách đặt dấu:
- Dấu đường gợi ý cho người chơi đi đúng hướng, đến đúng nơi qui định vì vậy người đặt dấu phải thực hiện tốt một số yêu cầu
• Có sự chuẩn bị trước khi đặt dấu: nên tính toán trên sơ đồ trước và chuẩn bị vật dụng.
• Dấu đường được vẽ bằng phấn, than, gạch, ... hoặc xếp bằng nhánh cây, sỏi, đá, ... Nếu có thể, chúng ta vẽ lên giấy bìa cứng, sau khi chơi, thu lại để dùng lần khác.
• Dấu đường đặt bên phải lối đi, trên những vật cố định, ngang tầm mắt hoặc trên mặt đường, nơi đễ nhìn thấy.
• Không để mất dấu và dấu phải được vẽ đúng.
• Nên có ký hiệu riêng cho đơn vị mình khi đặt dấu đường.
• Khoảng cách giữa 2 dấu đường không được quá 50m
• Kích thước của dấu đường:
• Dài nhất : 30cm
• Rộng nhất : 10cm

2. Cách nhận dấu:
• Tìm dấu trên đường đi, bên phía tay phải và từ mặt đất lên tầm cao ngang mắt.
• Ghi nhận lại tất cả dấu nhận được theo thứ tự và làm theo tính chất biểu thị thông tin của dấu đó.

Giới thiệu một số dấu đường thông dụng

Tìm hiểu về dấu đi đường

Tìm hiểu về dấu đi đường

• Dấu đường thiên nhiên được qui định theo sự thỏa thuận của 2 người truyền tín hiệu cho nhau. Mỗi nơi qui định mỗi khác, chưa có sự thống nhất trẹn toàn thế giới.
• Trong lịch sử Việt Nam, có kể lại câu chuyện có thật về Mỹ Châu và Trọng Thủy, họ đã dùng lông ngỗng để làm dấu đường tìm thấy nhau.
• Ở một trình độ nào đó, người đi trước chỉ cần; treo một mảnh vải nhỏ, bẽ gãy 1 cành cây con, xếp đứng 1 cục đá, hoặc cắm 1 que củi xuống đất ... là người đi sau có thể hiểu được người đi trước muốn nói gì.
• Đừng hiểu về dấu đường 1 cách cứng ngắc theo khuôn mẫu cố định nào đó. Nếu chỉ có 2 người với nhau ở trong rừng, để tránh sự phát hiện của địch, ta lại càng phải dùng những ám hiệu riêng mà chỉ có 2 người bí mật biết với nhau. Như thế mới thực sự đảm bảo an toàn cho cả 2.
• Trong trò chơi lớn dành cho trẻ em, chúng ta nên thường sử dụng những dấu đường viết bằng ký hiệu đã được các đội nhóm sinh hoạt trên toàn thế giới thống nhất
Chú ý:
• Dấu đi đường không nhằm mục đích dánh đố trại sinh, mà phải giúp trại sinh di chuyển đến đích nhanh chóng và an toàn.
• Không được chế tác tùy tiện. Không có dấu đi đường bắt buộc ta là phải: Đi theo hướng này, đi nhanh lên, đi chậm lại mà chỉ có dấu đường chứa hàm ý yêu cầu : di chuyển theo lối này, di chuyển nhanh, di chuyển chậm. Từ đó người chơi có quyền chọn hình thức di chuyển thích ứng với yêu cầu (Bò, chạy, đi,…).

 

Tìm hiểu về dấu đi đường

Tìm hiểu về dấu đi đường

Tìm hiểu về dấu đi đường

Tìm hiểu về dấu đi đường

P.T.Duẫn

Khoa Chính trị PPCT Đội

Nấu nướng ở trại không dễ như ở nhà. Khi mà các thiết bị nấu ăn lại không mang theo thì việc tận dụng những thứ sẵn có của thiên nhiên lại là sự lựa chọn tốt nhất.

Để nấu ăn ngon và hợp vệ sinh thì việc đầu tiên là phải dựng một căn bếp có thứ tự và sạch sẽ. Vật nào chỗ đó: thức ăn, gia vị, nồi niêu, soong, chảo, … để trên giàn cao và che đậy cẩn thận, còn củi khô thì để ở dưới đất. Việc sắp xếp và tiện nghi như thế sẽ giúp chúng ta không quá vất vả khi nấu nướng.

Nấu nướng ở trại, chúng ta phải nhớ: nhóm lửa là công việc quan trọng nhất vì đó là điều kiện tiên quyết để nấu được món ăn ngon, giữ ấm cơ thể vào ban đêm và tránh thú dữ lại gần. Sau đó mới làm rau củ quả, thịt … Cũng không cần phải bày biện nhiều món, tỉa bông tỉa hoa, xào nấu như tiệc tùng đình đám, nhưng cũng không nên cho trại sinh ăn uống quá kham khổ. Thức ăn phải ngon, bổ, rẻ, giản dị, dễ làm, phù hợp với nguyên liệu và gia vị mà chúng ta mang theo, nhất là phải biến đổi món cho ngon miệng và dễ tiêu hóa.

CHUẨN BỊ CỦI KHÔ TRƯỚC KHI NHÓM LỬA.

Vì “Không có lửa thì làm sao có khói”, cũng phải chuẩn bị bùi nhùi hay vật dẫn lửa. Đây là những vật tơi, xốp, khô, dễ bắt lửa, dễ cháy.

Cách nấu ăn và tạo ra lửa trong trại

- Nếu gặp thời tiết tốt và khô ráo thì chúng ta dễ dàng tìm thấy những vật liệu đễ dẫn lửa như: cành cây khô, hoa khô, tre khô, lông chim, tổ chim, phân khô của súc vật …

- Nếu gặp thời tiết xấu, ẩm ướt, các bạn cố tìm cho được những loại cây có tinh dầu như: thông, tùng, song tử điệp… dùng dao hay rìu bữa bỏ lớp vỏ ẩm ướt bên ngoài, rồi chặt thật nhỏ như dăm bào… Các bạn có thể tìm thấy các vật dẫn lửa dưới các tảng đá, trong những bong cây, hay dưới các lớp cá khô…

- Nếu không tìm được các vật dẫn lửa thiên nhiên, các bạn có thể dùng giấy vẹn, vải xé nhỏ, băng gạc và bông gòn trong túi cứu thương, mỡ động vật, xăng dầu (nếu có) …

Cách nấu ăn và tạo ra lửa trong trại

Tất nhiên cách thông thường nhất để tạo ra lửa là có một hộp diêm không thấm nước, một quẹt ga gọn gàng và tiện lợi, hoặc những vật dụng đánh lửa có trên thị trường như: Đá đánh lửa (Flint Fire Starter), Đá Ma-nhê (Mangesim Frie Starter).

Ngoài ra cũng có thể dung thấu kính hội tụ, bằng khoan cần cung hay bình điện (Acc) v.v… Nhưng các bạn cũng cần phải bảo quản lửa để tránh lửa không tắt.