Lịch sử hình thành Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà Thiếu Nhi Thành Phố Hồ Chí Minh thành lập từ ngày 01/6/1975 tại số 55 Nguyễn Đình Chiểu với tên gọi Câu lạc bộ Thiếu nhi. Ngày 26/8/1976 Thành Ủy quyết định giao cho Thành Đoàn ngôi nhà số 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 3 để tổ chức hoạt động. Ngôi nhà này trước đây là Dinh của Phó Tổng thống Sài Gòn. Ngày 20/4/1979 Câu Lạc bộ Thiếu nhi được chuyển thành Nhà Văn hóa Thiếu nhi Thành phố . Ngày 02/8/1986 Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép chuyển Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành Nhà Thiếu Nhi Thành Phố Hồ Chí Minh.
1. Lãnh đạo cơ quan:
Từ 1975 – 1977 : Bà Nguyễn Thị Nghĩa (Chín Ngân), Chủ nhiệm
Từ 1977 – 1981 : Bà Hoàng Lê Tuyết Ngọc, Chủ nhiệm
Từ 1981 – 1988 : Bà Trần Thị Mỹ Thành (Chín Bảo), Giám đốc
Từ 1989 – 2008 : Bà Trần Thị Trúc Chi, Giám đốc
Từ 2009 – Hiện nay : Ông Phạm Ngọc Tuyền, Giám đốc
2. Thành tích đạt được
- Huân chương Lao động Hạng Ba năm 1990
- Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 1995
- Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2000
- Huân chương Độc Lập Hạng Ba năm 2005
- Nhiều Bằng khen của Ủy Ban Nhân dân Thành phố
- Nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn và các Ban ngành khác
- Giải thưởng Hồ Hảo Hớn của Đoàn TNCS Thành phố Hồ Chí Minh đã được trao cho các mô hình:
- Hội thi “Chim Gõ Kiến” năm 2002
- Liên hoan “Văn nghệ Búp Mai Vàng dành cho trẻ khuyết tật” năm 2005
- Hội thi “Chỉ Huy Đội Giỏi Thành phố” năm 2012
3. Chức năng, nhiệm vụ:
Thông qua các loại hình hoạt động văn hóa, Thể thao, Khoa học kỹ thuật...mà tập hợp giáo dục Thiếu nhi Thành phố.
+ Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu, khả năng sáng tạo cho Thiếu nhi.
+ Tổ chức thực hiện các phong trào hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
+ Nghiên cứu tổng kết và hướng dẫn phương pháp công tác Đội ngoài giờ trên lớp, ngoài nhà trường
+ Hướng dẫn nghiệp vụ các Nhà Thiếu nhi Quận – Huyện
- Về loại hình hoạt động
+ Hoạt động vui chơi giải trí tổ chức thường xuyên vào ngày Thứ bảy + Chủ nhật và các ngày lễ kỷ niệm trong năm như biểu diễn văn nghệ, thể dục. chiếu phim, triển lãm, cắm trại. v.v…
+ Hoạt động phát hiện và phát triển năng khiếu:
++Lớp năng khiếu : Ngoại ngữ, Tin học, sáng tạo Robot, thể thao, Võ thuật, hội họa, nghệ thuật ca múa nhạc …
++Các hội thi năng khiếu : Văn nghệ, Tin học, Sáng tạo, Vẽ tranh, Chỉ huy đội giỏi
+ Các hoạt động xã hội, tìm hiểu truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, tham quan di tích, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề giáo dục tâm lý, kỹ năng sống…
4. Kết quả hoạt động:
Các lớp, CLB, Đội nhóm năng khiếu với trên 30 bộ môn đã thu hút trên 30.000 lượt em/năm tham gia sinh hoạt và học tập.
Đặc biệt đội Nghệ thuật Nhà Thiếu Nhi Thành Phố nhiều năm liền được dư luận đáng giá cao về chất lượng nghệ thuật trong các kỳ liên hoan hội diễn cấp toàn quốc và khu vực .
Hoạt động giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc được Nhà Thiếu Nhi Thành Phố thường xuyên tổ chức nhân kỷ niệm các ngày lễ và qua các buổi thăm viếng Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, các chiến sĩ thương binh, đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Đặc biệt nhiều lễ hội đã thu hút hàng ngàn lượt em tham gia như: Lễ hội Thế giới tuổi thơ ngày 1/6, lễ hội Trung Thu, lễ hội Ngày Tết Quê em, Ngày hội Khoa học với đời sống...
Nhà Thiếu Nhi Thành phố đã lập đường dây nóng và hoạt động Phòng Tâm lý sẵn sàng hổ trợ giải đáp giúp đỡ thiếu nhi về tâm lý. Hàng tháng, Nhà Thiếu nhi còn tổ chức hai chuyên đề/tháng với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia tâm lý, các chuyên đề về tuổi mới lớn, những bức xúc của các em trong học tập, trong cuộc sống.